Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
167898

VỀ THĂM LĂNG HOÀNG THÁI HẬU TIỀN LÊ Ở XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA.

Ngày 22/06/2022 15:16:00

Lăng Hoàng Thái hậu tiền Lê hay còn gọi là Lăng Quốc Mẫu tiền Lê là mẹ thân sinh ra Lê Hoàn hoàng đế được tọa lạc tại Làng Yên Lăng, thuộc Thôn 6 xã Phú Yên cũ, đến năm 2018 do sáp nhập thôn được đổi tên thành thôn 4, đến tháng 12/2019 xã Phú Yên và xã Xuân Yên được sáp nhập lại và đổi tên thành xã Phú Xuân. (nay là Làng Yên Lăng, Thôn 4 xã Phú Xuân).

z4208145727497_74aa971ca7a3a12c14f73c48334cbbf9.jpg
IMG20180414085231 (1).jpg 
IMG20180414085308.jpg 
IMG20180414085449.jpg 
z4208926025677_5bf704e832064c66f2ea824e0bf5eee0.jpg
(Danh bia trong khu Lăng mộ)

Khu Lăng mộ trước đây thuộc xứ đồng Cổ Lũy thuộc Tổng Phủ Hà huyện Thụy Nguyên, nay là huyện Thọ Xuân, là vùng đất mà người ta đã chọn làm nơi yên nghỉ của Hoàng Thái Hậu nhà tiền Lê.
Lăng Hoàng Thái Hậu cách trung tâm huyện Thọ Xuân 6km về phía Bắc, khu vực Lăng có tổng diện tích là 1.714,3m2 , xung quanh có hồ nước bao bọc, quanh năm cây cối tốt tươi đã tạo cho nơi đây vẻ trang nghiêm mà vẫn giữ được những nét cổ xưa.
Truyền thuyết kể rằng bà Đặng Thị Sen khi mang thai đã chiêm bao thấy giấc mộng Hoa sen và thấy trong bụng mình nở hoa và bà đã mang thai suốt 13 tháng dài, đến năm Tân Sửu 941 vào mùa thu tháng Bảy ngày rằm bà đã sinh ra Lê Hoàn.
Lúc mới sinh, Lê Hoàn đã có tướng mạo khác thường, mới 6 tuổi Lê Hoàn đã trở thành thiếu niên khôi ngô tuấn tú, không may bà Đặng Thị bị lâm bệnh trọng, Bà đã ra đi và để lại một người con thơ không nơi nương tựa, đó chính là Lê Hoàn.
Lê Hoàn được ông Lê Đột là người giàu có ở làng Mía (Xuân Tân) đem về nuôi. Được bố Mẹ nuôi thương yêu chăm sóc, Lê Hoàn đã trở thành thanh niên cường tráng. 15 tuổi Ông đã xin Cha nuôi Lê Đột cho đi tòng quân, dẹp loạn dưới trướng của vua Đinh Tiên Hoàng, từ một người lính bình thường Lê Hoàn đã trở thành một vị tướng tài ba, với tài thao lược cầm quân, năm 971 Ông được vua Đinh phong làm Thập Đạo thống lĩnh toàn quân.
Tháng 10 năm Kỹ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị gian thần hạ sát, trước quốc nạn đó, Thái Hậu Dương Vân Nga đã tỏ ra lo ngại cho sự an nguy của xã tắc, Lê Hoàn xin đứng ra gánh vác trọng trách Phó Vương Nhíp Chính. Giải quyết mâu thuẫn nội tại chưa xong, giặc Tống lại âm mưu xâm lược. Trước thế nước ngàn cân treo sợi tóc, để bảo toàn độc lập, quân thần cũng như Thái Hậu Dương vân Nga đã đồng tâm nhất trí trao Long Bào và tôn Lê Hoàn lên làm Vua thay cho Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, lên ngôi hoàng đế Lê Hoàn gánh vác trọng trách dẹp giặc trong, tấn công giặc ngoài và ông cũng không quên lo cho cuộc sống của người dân, ông cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử đích thân cày ruộng tịch điền để khuyến nông, phát triển kinh tế đất nước Đại cồ Việt.
z4208925901140_d9d1806b33fef91ad95cc652ccbced59.jpg 
IMG20180414085813.jpg 
z4208925895704_1220e5c94f1a1330fb43e73442a707d0.jpg 
IMG20180414085616.jpg 
IMG20180414085800.jpg
(Khuôn viên khu Lăng mộ Quốc Mẫu)
Sau này mộ của bà Đặng Thị được người dân nơi đây lập bia thờ cúng hương khói quanh năm, sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã Truy phong cho Cha đẻ là Trường Hưng Vương, mẹ là Hoàng Thái Hậu, cha nuôi Lê Đột được chọn làm quan Sát, sau này người ta thường gọi ông là Lê quan sát.
Lăng Hoàng Thái Hậu đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 1990 (Lăng Quốc Mẫu tiền Lê), lăng mộ Quốc Mẫu đã trải qua nhiều thay đổi của thời gian nên đã xuống cấp nhưng đã được người dân nơi đây quan tâm chăm sóc nên vẫn giữ được đúng nét cổ kính như xưa.
Năm 2008 được nhà nước cho phép, ông Lữ Văn Thành – nguyên phó viện trưởng viện kỹ thuật nhiệt đới viện KH-CN Việt Nam cùng một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân phát tâm công đức tôn tạo lại khu Lăng mộ và toàn bộ khuôn viên, các hạng mục chính của công trình đều được chế tác bằng đá nguyên khối.
 
z4208145729875_a2016841c4e125f18d29954a9886de8f.jpg 
z4208926038275_ce026588e9669da506037d9d71b46b5d.jpg 
20220913_070336.jpg
 
20220913_070323.jpg
(Tượng Hoàng Thái Hậu Bên trong nhà sắm lễ) 
Khu di tích Lăng Quốc Mẫu có kết cấu gồm khu Lăng mộ lộ thiên và nhà sắm lễ 3 gian, phía trước có 02 con hổ bằng đá hai bên tượng trưng cho “Nghê trầu Hổ phục” đó là hiện thân của hai con hổ phục trước nền sinh thánh khi Lê Hoàn vừa lọt lòng mẹ, ở giữa sân Rồng có giếng Ngọc hình tròn tượng trưng cho trời, bên trong giếng có hình vuông tượng trưng cho đất, tựa như đồng tiền thiên phúc, làm cho chúng ta liên tưởng đến giấc mộng hoa Sen “Mẹ tròn con vuông” và đều được chế tác bằng đá nguyên khối.
z4208926050491_c024e40c6c9a366d83b209382a8b1e51.jpg 
(Giếng Ngọc)
z4208925910830_dd199351f59cde6bad7d20e3012f93e9.jpg
Trước cổng Lăng là hai câu đối do anh hùng lao động giáo sư Vũ Khiêu đề tử: Ngọc Cốt Trường Lưu Hưng Cát Địa, Anh Hồn Cao Chiếu Thái Hòa Thiên, nghĩa là: Ngọc cốt được lưu giữ nơi đây làm cho đất này thêm hưng phát, hồn thiêng của bà chiếu sáng cả một vùng trời trên Lăng.
Lăng Quốc Mẫu được người dân địa phương và du khách thập phương quanh năm hương khói, hàng năm được địa phương tổ chức lễ dâng hương từ ngày 06 – 08/3 âm lịch và tổ chức rước kiệu Quốc Mẫu vào đền thờ Lê Hoàn trong kế hoạch tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Hoàn hàng năm, đã có hàng nghìn lượt khách thập phương đến đây dâng hương cầu bái để tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã có công sinh thành ra vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc.
Bài và ảnh: Đỗ Đông Linh – CC VHXH 

VỀ THĂM LĂNG HOÀNG THÁI HẬU TIỀN LÊ Ở XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA.

Đăng lúc: 22/06/2022 15:16:00 (GMT+7)

Lăng Hoàng Thái hậu tiền Lê hay còn gọi là Lăng Quốc Mẫu tiền Lê là mẹ thân sinh ra Lê Hoàn hoàng đế được tọa lạc tại Làng Yên Lăng, thuộc Thôn 6 xã Phú Yên cũ, đến năm 2018 do sáp nhập thôn được đổi tên thành thôn 4, đến tháng 12/2019 xã Phú Yên và xã Xuân Yên được sáp nhập lại và đổi tên thành xã Phú Xuân. (nay là Làng Yên Lăng, Thôn 4 xã Phú Xuân).

z4208145727497_74aa971ca7a3a12c14f73c48334cbbf9.jpg
IMG20180414085231 (1).jpg 
IMG20180414085308.jpg 
IMG20180414085449.jpg 
z4208926025677_5bf704e832064c66f2ea824e0bf5eee0.jpg
(Danh bia trong khu Lăng mộ)

Khu Lăng mộ trước đây thuộc xứ đồng Cổ Lũy thuộc Tổng Phủ Hà huyện Thụy Nguyên, nay là huyện Thọ Xuân, là vùng đất mà người ta đã chọn làm nơi yên nghỉ của Hoàng Thái Hậu nhà tiền Lê.
Lăng Hoàng Thái Hậu cách trung tâm huyện Thọ Xuân 6km về phía Bắc, khu vực Lăng có tổng diện tích là 1.714,3m2 , xung quanh có hồ nước bao bọc, quanh năm cây cối tốt tươi đã tạo cho nơi đây vẻ trang nghiêm mà vẫn giữ được những nét cổ xưa.
Truyền thuyết kể rằng bà Đặng Thị Sen khi mang thai đã chiêm bao thấy giấc mộng Hoa sen và thấy trong bụng mình nở hoa và bà đã mang thai suốt 13 tháng dài, đến năm Tân Sửu 941 vào mùa thu tháng Bảy ngày rằm bà đã sinh ra Lê Hoàn.
Lúc mới sinh, Lê Hoàn đã có tướng mạo khác thường, mới 6 tuổi Lê Hoàn đã trở thành thiếu niên khôi ngô tuấn tú, không may bà Đặng Thị bị lâm bệnh trọng, Bà đã ra đi và để lại một người con thơ không nơi nương tựa, đó chính là Lê Hoàn.
Lê Hoàn được ông Lê Đột là người giàu có ở làng Mía (Xuân Tân) đem về nuôi. Được bố Mẹ nuôi thương yêu chăm sóc, Lê Hoàn đã trở thành thanh niên cường tráng. 15 tuổi Ông đã xin Cha nuôi Lê Đột cho đi tòng quân, dẹp loạn dưới trướng của vua Đinh Tiên Hoàng, từ một người lính bình thường Lê Hoàn đã trở thành một vị tướng tài ba, với tài thao lược cầm quân, năm 971 Ông được vua Đinh phong làm Thập Đạo thống lĩnh toàn quân.
Tháng 10 năm Kỹ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị gian thần hạ sát, trước quốc nạn đó, Thái Hậu Dương Vân Nga đã tỏ ra lo ngại cho sự an nguy của xã tắc, Lê Hoàn xin đứng ra gánh vác trọng trách Phó Vương Nhíp Chính. Giải quyết mâu thuẫn nội tại chưa xong, giặc Tống lại âm mưu xâm lược. Trước thế nước ngàn cân treo sợi tóc, để bảo toàn độc lập, quân thần cũng như Thái Hậu Dương vân Nga đã đồng tâm nhất trí trao Long Bào và tôn Lê Hoàn lên làm Vua thay cho Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, lên ngôi hoàng đế Lê Hoàn gánh vác trọng trách dẹp giặc trong, tấn công giặc ngoài và ông cũng không quên lo cho cuộc sống của người dân, ông cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử đích thân cày ruộng tịch điền để khuyến nông, phát triển kinh tế đất nước Đại cồ Việt.
z4208925901140_d9d1806b33fef91ad95cc652ccbced59.jpg 
IMG20180414085813.jpg 
z4208925895704_1220e5c94f1a1330fb43e73442a707d0.jpg 
IMG20180414085616.jpg 
IMG20180414085800.jpg
(Khuôn viên khu Lăng mộ Quốc Mẫu)
Sau này mộ của bà Đặng Thị được người dân nơi đây lập bia thờ cúng hương khói quanh năm, sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã Truy phong cho Cha đẻ là Trường Hưng Vương, mẹ là Hoàng Thái Hậu, cha nuôi Lê Đột được chọn làm quan Sát, sau này người ta thường gọi ông là Lê quan sát.
Lăng Hoàng Thái Hậu đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 1990 (Lăng Quốc Mẫu tiền Lê), lăng mộ Quốc Mẫu đã trải qua nhiều thay đổi của thời gian nên đã xuống cấp nhưng đã được người dân nơi đây quan tâm chăm sóc nên vẫn giữ được đúng nét cổ kính như xưa.
Năm 2008 được nhà nước cho phép, ông Lữ Văn Thành – nguyên phó viện trưởng viện kỹ thuật nhiệt đới viện KH-CN Việt Nam cùng một số doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân phát tâm công đức tôn tạo lại khu Lăng mộ và toàn bộ khuôn viên, các hạng mục chính của công trình đều được chế tác bằng đá nguyên khối.
 
z4208145729875_a2016841c4e125f18d29954a9886de8f.jpg 
z4208926038275_ce026588e9669da506037d9d71b46b5d.jpg 
20220913_070336.jpg
 
20220913_070323.jpg
(Tượng Hoàng Thái Hậu Bên trong nhà sắm lễ) 
Khu di tích Lăng Quốc Mẫu có kết cấu gồm khu Lăng mộ lộ thiên và nhà sắm lễ 3 gian, phía trước có 02 con hổ bằng đá hai bên tượng trưng cho “Nghê trầu Hổ phục” đó là hiện thân của hai con hổ phục trước nền sinh thánh khi Lê Hoàn vừa lọt lòng mẹ, ở giữa sân Rồng có giếng Ngọc hình tròn tượng trưng cho trời, bên trong giếng có hình vuông tượng trưng cho đất, tựa như đồng tiền thiên phúc, làm cho chúng ta liên tưởng đến giấc mộng hoa Sen “Mẹ tròn con vuông” và đều được chế tác bằng đá nguyên khối.
z4208926050491_c024e40c6c9a366d83b209382a8b1e51.jpg 
(Giếng Ngọc)
z4208925910830_dd199351f59cde6bad7d20e3012f93e9.jpg
Trước cổng Lăng là hai câu đối do anh hùng lao động giáo sư Vũ Khiêu đề tử: Ngọc Cốt Trường Lưu Hưng Cát Địa, Anh Hồn Cao Chiếu Thái Hòa Thiên, nghĩa là: Ngọc cốt được lưu giữ nơi đây làm cho đất này thêm hưng phát, hồn thiêng của bà chiếu sáng cả một vùng trời trên Lăng.
Lăng Quốc Mẫu được người dân địa phương và du khách thập phương quanh năm hương khói, hàng năm được địa phương tổ chức lễ dâng hương từ ngày 06 – 08/3 âm lịch và tổ chức rước kiệu Quốc Mẫu vào đền thờ Lê Hoàn trong kế hoạch tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Hoàn hàng năm, đã có hàng nghìn lượt khách thập phương đến đây dâng hương cầu bái để tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã có công sinh thành ra vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc.
Bài và ảnh: Đỗ Đông Linh – CC VHXH 
Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn 3, Xã Phú Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378940118
Email: phanhoaxuanyen@gmail.com