xã Phú Xuân tổ chức toạ đàm kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022)
Ngày 28/11/2022 15:42:28
Ngày 15/11/2022 UB MTTQ xã Phú Xuân đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống MTTQ Việt nam (18/11/1930 - 18/11/2022) và phát động ngày hội đại đoàn kết toàn dân.
I. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (18/11/1930). Trong giai đoạn cách mạng nước ta chưa giành được chính quyền, Mặt trận làm nhiệm vụ tập hợp, huy động sức mạnh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiến hành đấu tranh cách mạng và giành chính quyền về tay nhân dân. Các hình thức tổ chức hoạt động của Mặt trận như: Hội Phản đế đồng minh (1930), Phản đế liên minh (1935), Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế (1940), Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (1941), Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên - Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968), là sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng Việt Nam.
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ, trải qua 92 năm ra đời và phát triển, với nhiều tên gọi khác nhau. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thách thức,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng được củng cố, mở rộng với những hình thức tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn lịch sử; đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc; làmột trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mặt trậnluôn là nơi khơi dậy và phát huy lòng yêu nước của người Việt Nam; tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
II. Truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
Kế tục truyền thống của Hội phản đế Đồng Minh (1930-1936) và Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939), Mặt trận Việt Minh đã tập hợp, đoàn kết, vận động dân tộc đứng lên làm Cách mạng Tháng tám thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đoàn kết nhân dân trong Mặt trận Liên Việt, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Bắc làm hậu phương lớn vững chắc cho miền Nam tiếp tục kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Ở Miền Nam, cùng với phong trào Đồng khởi Bến Tre của đồng bào Miền Nam, ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam ra đời với bản tuyên ngôn và chương trình hành động 10 điểm nội dung cơ bản là: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân nhằm đánh đổ chế độ độc tài tay sai của đế quốc Mỹ. Trong quá trình hoạt động, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã kịp thời đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nhằm củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Tháng 3/1962, Đại hội lần thứ I của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định nhiều chính sách lớn như: vấn đề hoà bình, trung lập, dân tộc, ruộng đất, trí thức, tư sản, tôn giáo, ngoại kiều và chính sách đối với binh lính và ngụy quyền miền Nam…
Với chính sách đúng đắn đó, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam không ngừng được củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức động viên đồng bào và chiến sỹ miền Nam đẩy mạnh đấu tranh trên mọi mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, đánh bại mọi học thuyết, kế hoạch chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Cùng với khí thế của cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1968, ngày 24/4/1968, tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam ra đời. Với bản Cương lĩnh thích hợp đã tạo nên một cao trào đấu tranh mới trong học sinh, sinh viên, công thương gia, nhân sĩ, trí thức và các lực lượng dân chủ ở thành thị, mở rộng thêm một bước Mặt trận chống Mỹ cứu nước.
Ngày 6/6/1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra Chính phủ cách mạng lâm thời và Hội đồng cố vấn. Từ khi ra đời, Mặt trận đã làm một phần chức năng của chính quyền dân chủ nhân dân, từ đây Mặt trận trở thành vai trò trụ cột và làm hậu thuẫn cho chính quyền cách mạng. Mặt trận không ngừng đẩy mạnh hoạt động trên ba mặt Quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp từ ngày 31/1 đến 04/2/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai Miền Nam - Bắc nước ta thành một Mặt trận duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Từ năm 1977 đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập hợp toàn dân đoàn kết một lòng đi theo Đảng, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là trong những năm qua tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa X đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đoàn kết động viên toàn thể nhân dân phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Những thành tựu mà nhân dân ta giành được có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo thế và lực cho dân tộc ta tự tin vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
III. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay
Điều 9 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn giữ vai trò củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã động viên Nhân dân tăng cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Thực hiện và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tăng cường củng cố liên minh chính trị, xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh thần thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc của các tổ chức thành viên và các tầng lớp Nhân dân, mở rộng hoạt động đối ngoại Nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ nêu trên.
Năm 2022 đang diễn ra với những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.Trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã từng bước giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn; bên cạnh đó, vận động Nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, quyết tâm thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ về tinh thần, vật chất, từng bước ổn định cuộc sống.
Tin cùng chuyên mục
-
ĐOÀN XÃ PHÚ XUÂN TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG CẢM TÌNH ĐOÀN NĂM 2024.
18/03/2024 08:45:00 -
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHTN VIỆT NAM XÃ PHÚ XUÂN NHIỆM KỲ 2024 - 2029.
11/03/2024 08:10:00 -
Hội LHPN xã Phú Xuân tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024).
04/03/2024 08:35:00 -
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam xã Phú Xuân lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp.
01/03/2024 17:09:00
xã Phú Xuân tổ chức toạ đàm kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022)
Đăng lúc: 28/11/2022 15:42:28 (GMT+7)
Ngày 15/11/2022 UB MTTQ xã Phú Xuân đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống MTTQ Việt nam (18/11/1930 - 18/11/2022) và phát động ngày hội đại đoàn kết toàn dân.
I. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam
Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (18/11/1930). Trong giai đoạn cách mạng nước ta chưa giành được chính quyền, Mặt trận làm nhiệm vụ tập hợp, huy động sức mạnh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiến hành đấu tranh cách mạng và giành chính quyền về tay nhân dân. Các hình thức tổ chức hoạt động của Mặt trận như: Hội Phản đế đồng minh (1930), Phản đế liên minh (1935), Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế (1940), Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (1941), Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên - Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968), là sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng Việt Nam.
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ, trải qua 92 năm ra đời và phát triển, với nhiều tên gọi khác nhau. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thách thức,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng được củng cố, mở rộng với những hình thức tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn lịch sử; đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc; làmột trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mặt trậnluôn là nơi khơi dậy và phát huy lòng yêu nước của người Việt Nam; tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
II. Truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
Kế tục truyền thống của Hội phản đế Đồng Minh (1930-1936) và Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939), Mặt trận Việt Minh đã tập hợp, đoàn kết, vận động dân tộc đứng lên làm Cách mạng Tháng tám thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đoàn kết nhân dân trong Mặt trận Liên Việt, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Bắc làm hậu phương lớn vững chắc cho miền Nam tiếp tục kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Ở Miền Nam, cùng với phong trào Đồng khởi Bến Tre của đồng bào Miền Nam, ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam ra đời với bản tuyên ngôn và chương trình hành động 10 điểm nội dung cơ bản là: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân nhằm đánh đổ chế độ độc tài tay sai của đế quốc Mỹ. Trong quá trình hoạt động, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã kịp thời đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nhằm củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Tháng 3/1962, Đại hội lần thứ I của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định nhiều chính sách lớn như: vấn đề hoà bình, trung lập, dân tộc, ruộng đất, trí thức, tư sản, tôn giáo, ngoại kiều và chính sách đối với binh lính và ngụy quyền miền Nam…
Với chính sách đúng đắn đó, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam không ngừng được củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức động viên đồng bào và chiến sỹ miền Nam đẩy mạnh đấu tranh trên mọi mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, đánh bại mọi học thuyết, kế hoạch chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Cùng với khí thế của cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1968, ngày 24/4/1968, tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam ra đời. Với bản Cương lĩnh thích hợp đã tạo nên một cao trào đấu tranh mới trong học sinh, sinh viên, công thương gia, nhân sĩ, trí thức và các lực lượng dân chủ ở thành thị, mở rộng thêm một bước Mặt trận chống Mỹ cứu nước.
Ngày 6/6/1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra Chính phủ cách mạng lâm thời và Hội đồng cố vấn. Từ khi ra đời, Mặt trận đã làm một phần chức năng của chính quyền dân chủ nhân dân, từ đây Mặt trận trở thành vai trò trụ cột và làm hậu thuẫn cho chính quyền cách mạng. Mặt trận không ngừng đẩy mạnh hoạt động trên ba mặt Quân sự, chính trị và ngoại giao, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp từ ngày 31/1 đến 04/2/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai Miền Nam - Bắc nước ta thành một Mặt trận duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Từ năm 1977 đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập hợp toàn dân đoàn kết một lòng đi theo Đảng, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là trong những năm qua tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa X đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đoàn kết động viên toàn thể nhân dân phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Những thành tựu mà nhân dân ta giành được có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo thế và lực cho dân tộc ta tự tin vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
III. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay
Điều 9 Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn giữ vai trò củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã động viên Nhân dân tăng cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Thực hiện và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tăng cường củng cố liên minh chính trị, xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh thần thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc của các tổ chức thành viên và các tầng lớp Nhân dân, mở rộng hoạt động đối ngoại Nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ nêu trên.
Năm 2022 đang diễn ra với những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.Trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã từng bước giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn; bên cạnh đó, vận động Nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, quyết tâm thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ về tinh thần, vật chất, từng bước ổn định cuộc sống.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Công khai thủ tục hành chính
Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn 3, Xã Phú Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378940118
Email: phanhoaxuanyen@gmail.com
SĐT: 02378940118
Email: phanhoaxuanyen@gmail.com