LÀNG NGHỀ LÀM MIẾN GẠO XÃ PHÚ XUÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Đã từ lâu, xã Phú Xuân được người dân trong và ngoài huyện biết đến không chỉ với sản phẩm kẹo lạc giòn thơm mà còn có sản phẩm miến gạo. Nhờ sản xuất miến, nhiều gia đình ở đây đã có nguồn thu nhập khá và vươn lên làm giàu. Miến gạo Phú Xuân đang dần khẳng định thương hiệu, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Đặc biệt mới đây, làng nghề miến gạo thôn Phú Cường, xã Phú Xuân đã được công nhận làng nghề truyền thống.
Phú Xuân là một xã ở vùng tả ngạn sông Chu. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên trên 744 ha với 2.197 hộ, trên 8.000 nhân khẩu, sinh sống ở 11 thôn. Nghề làm miến gạo ở xã Phú Xuân xuất hiện từ những năm 1970. Tập trung chủ yếu ở thôn Phú Cường. Được biết, trước đây do kinh tế khó khăn, nhiều người dân phải rời quê đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước kiếm viêc làm. Sau đó, chính họ đã đưa nghề làm miến về phát triển tại địa phương. Gạo để làm miến chủ yếu là Khang dân và Q5. Nếu như trước đây, việc xay bột, tráng bột, thái bánh được làm bằng tay và các dụng cụ thủ công nên năng suất thấp thì từ năm 2006 trở lại đây, các hộ sản xuất miến gạo ở Phú Xuân đã đầu tư máy móc, trang thiết bị như máy xay bột, máy trộn bột, máy ép bột, máy cán sợi nên năng suất tăng gấp 10 đến 15 lần, và đặc biệt cho ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Hiện toàn xã Phú Xuân có 60 hộ sản xuất và phục vụ sản xuất miến gạo, với hai loại là miến khô và miến nước; thu hút hơn 150 lao động với mức thu nhập bình quân từ 350.000 - 400.000 đồng/người/ngày. Sự khác biệt giữa miến nước và miến khô chính là quá trình tạo ra bột để cho vào máy cán sợi. Đối với miến khô, gạo sau khi ngâm từ 20 phút đến 30 phút sẽ được vớt lên để khô và cho vào máy nghiền bột khô. Sau khi nghiền bột, người làm miến sẽ trộn bột với nước với một tỷ lệ nhất định, rồi cho vào máy cán sợi. Đối với miến nước, gạo sau khi ngâm từ 5 đến 7 giờ đồng hồ, sẽ cho vào máy nghiền bột nước, sau đó cho vào các túi vải lớn và ép đến khi bột khô hết nước thì đem chia nhỏ bột cho vào máy cán sợi. Việc làm miến nước sẽ vất vả hơn miến khô vì nhiều công đoạn và thời gian phơi khô lâu hơn, nhưng lại cho ra sản phẩm miến gạo ngon, thơm, miến luộc lên không có màu nước đục như miến khô vì lượng cám gạo trong bột đã được ép sạch.
Miến sau khi cán thành sợi sẽ được ủ khoảng 10 đến 12 tiếng (thường ủ qua đêm) sau đó sẽ được rửa nước lạnh và phơi khô trên các sào hoặc trành. Miến ở xã Phú Xuân không chỉ được tiêu thu trong huyện và còn được tiêu thụ ở các địa phương trong và ngoài tỉnh và một số nước lân cận.
Chị Lê Thị Là, thôn Phú Cường, xã Phú Xuân, nói: "Đối với nghề làm miến của chúng tôi vừa qua đã được công nhận là làng nghề truyền thống làm miến gạo, chúng tôi vô cùng vui mừng và phấn khởi. Trong thời gian tới, chúng tôi kính mong các cấp có thẩm quyền hỗ trợ chúng tôi về nguồn vốn để chúng tôi có thể mua sắm thêm các trang thiết bị, phát triển hơn nữa làng nghề của mình và đầu tư một số cơ sở hạ tầng về mương máng, rãnh thoát nước và các công trình, hạng mục trong thôn để chúng tôi tiện cho việc làm nghề hơn".
Có thể nói, nghề làm miến gạo ở xã Phú Xuân đã hình thành, duy trì và phát triển hơn 50 năm và là sản phẩm tinh hoa của người dân địa phương. Từ sản xuất, kinh doanh miến, nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập khá và vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.
Đồng chí Vũ Đình Nam, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, cho biết: "Để phát huy làng nghề truyền thống làm miến gạo xã Phú Xuân, cấp uỷ , chính quyền địa phương xác định đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thứ nhất sẽ tăng cường tuyên truyền, giao dục về làng nghề truyền thống để Nhân dân nhận thức sâu về làng nghề và tự hào về mình có làng nghề, gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch văn hoá, du lịch tâm linh. Thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với cải tiến mẫu mã, thu hút khách hàng. Thứ ba là tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút nguồn lao động tại chỗ, tăng thêm thu nhập cho làng nghề cũng như cho Nhân dân trong địa phương. Thứ tư là xây dựng kế hoạch tập huấn cho hộ sản xuất kinh doanh để họ có kỹ năng về bán hàng, áp dụng khoa học công nghệ, các trang Web cũng như các trang thông tin điện tử. Một nhiệm vụ nữa cũng hết sức quan trọng để phát triển làng nghề bền vững là đảm bảo VSATTP gắn với công tác đảm bảo VSMT".
Việc được công nhận làng nghề truyền thống làm miến gạo đã khẳng định vị thế, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Đây là bước tiến mới, là động lực để người làm miến thôn Phú Cường, xã Phú Xuân tiếp tục nỗ lực, thực hiệu hiệu quả các giải pháp làm ra sản phẩm miến gạo ngày càng nâng cao chất lượng, mẫu mã phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng gần - xa./.
Theo: TT VHTT TT&DL huyện Thọ Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
LÀNG NGHỀ LÀM MIẾN GẠO XÃ PHÚ XUÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
06/09/2022 09:12:00 -
VANG DANH KẸO LẠC PHÚ XUÂN, THỌ XUÂN
20/12/2021 10:06:00 -
Phú Xuân là một xã của huyện Thọ Xuân, mảnh đất của những sản vật truyền thống nức tiếng xứ Thanh, xã Phú Xuân gắn liền với những món ăn mộc mạc, dân dã mà có sức hấp dẫn lạ kỳ.
28/07/2021 09:10:00
LÀNG NGHỀ LÀM MIẾN GẠO XÃ PHÚ XUÂN ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Đã từ lâu, xã Phú Xuân được người dân trong và ngoài huyện biết đến không chỉ với sản phẩm kẹo lạc giòn thơm mà còn có sản phẩm miến gạo. Nhờ sản xuất miến, nhiều gia đình ở đây đã có nguồn thu nhập khá và vươn lên làm giàu. Miến gạo Phú Xuân đang dần khẳng định thương hiệu, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Đặc biệt mới đây, làng nghề miến gạo thôn Phú Cường, xã Phú Xuân đã được công nhận làng nghề truyền thống.
Phú Xuân là một xã ở vùng tả ngạn sông Chu. Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên trên 744 ha với 2.197 hộ, trên 8.000 nhân khẩu, sinh sống ở 11 thôn. Nghề làm miến gạo ở xã Phú Xuân xuất hiện từ những năm 1970. Tập trung chủ yếu ở thôn Phú Cường. Được biết, trước đây do kinh tế khó khăn, nhiều người dân phải rời quê đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước kiếm viêc làm. Sau đó, chính họ đã đưa nghề làm miến về phát triển tại địa phương. Gạo để làm miến chủ yếu là Khang dân và Q5. Nếu như trước đây, việc xay bột, tráng bột, thái bánh được làm bằng tay và các dụng cụ thủ công nên năng suất thấp thì từ năm 2006 trở lại đây, các hộ sản xuất miến gạo ở Phú Xuân đã đầu tư máy móc, trang thiết bị như máy xay bột, máy trộn bột, máy ép bột, máy cán sợi nên năng suất tăng gấp 10 đến 15 lần, và đặc biệt cho ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Hiện toàn xã Phú Xuân có 60 hộ sản xuất và phục vụ sản xuất miến gạo, với hai loại là miến khô và miến nước; thu hút hơn 150 lao động với mức thu nhập bình quân từ 350.000 - 400.000 đồng/người/ngày. Sự khác biệt giữa miến nước và miến khô chính là quá trình tạo ra bột để cho vào máy cán sợi. Đối với miến khô, gạo sau khi ngâm từ 20 phút đến 30 phút sẽ được vớt lên để khô và cho vào máy nghiền bột khô. Sau khi nghiền bột, người làm miến sẽ trộn bột với nước với một tỷ lệ nhất định, rồi cho vào máy cán sợi. Đối với miến nước, gạo sau khi ngâm từ 5 đến 7 giờ đồng hồ, sẽ cho vào máy nghiền bột nước, sau đó cho vào các túi vải lớn và ép đến khi bột khô hết nước thì đem chia nhỏ bột cho vào máy cán sợi. Việc làm miến nước sẽ vất vả hơn miến khô vì nhiều công đoạn và thời gian phơi khô lâu hơn, nhưng lại cho ra sản phẩm miến gạo ngon, thơm, miến luộc lên không có màu nước đục như miến khô vì lượng cám gạo trong bột đã được ép sạch.
Miến sau khi cán thành sợi sẽ được ủ khoảng 10 đến 12 tiếng (thường ủ qua đêm) sau đó sẽ được rửa nước lạnh và phơi khô trên các sào hoặc trành. Miến ở xã Phú Xuân không chỉ được tiêu thu trong huyện và còn được tiêu thụ ở các địa phương trong và ngoài tỉnh và một số nước lân cận.
Chị Lê Thị Là, thôn Phú Cường, xã Phú Xuân, nói: "Đối với nghề làm miến của chúng tôi vừa qua đã được công nhận là làng nghề truyền thống làm miến gạo, chúng tôi vô cùng vui mừng và phấn khởi. Trong thời gian tới, chúng tôi kính mong các cấp có thẩm quyền hỗ trợ chúng tôi về nguồn vốn để chúng tôi có thể mua sắm thêm các trang thiết bị, phát triển hơn nữa làng nghề của mình và đầu tư một số cơ sở hạ tầng về mương máng, rãnh thoát nước và các công trình, hạng mục trong thôn để chúng tôi tiện cho việc làm nghề hơn".
Có thể nói, nghề làm miến gạo ở xã Phú Xuân đã hình thành, duy trì và phát triển hơn 50 năm và là sản phẩm tinh hoa của người dân địa phương. Từ sản xuất, kinh doanh miến, nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập khá và vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.
Đồng chí Vũ Đình Nam, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, cho biết: "Để phát huy làng nghề truyền thống làm miến gạo xã Phú Xuân, cấp uỷ , chính quyền địa phương xác định đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thứ nhất sẽ tăng cường tuyên truyền, giao dục về làng nghề truyền thống để Nhân dân nhận thức sâu về làng nghề và tự hào về mình có làng nghề, gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch văn hoá, du lịch tâm linh. Thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với cải tiến mẫu mã, thu hút khách hàng. Thứ ba là tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút nguồn lao động tại chỗ, tăng thêm thu nhập cho làng nghề cũng như cho Nhân dân trong địa phương. Thứ tư là xây dựng kế hoạch tập huấn cho hộ sản xuất kinh doanh để họ có kỹ năng về bán hàng, áp dụng khoa học công nghệ, các trang Web cũng như các trang thông tin điện tử. Một nhiệm vụ nữa cũng hết sức quan trọng để phát triển làng nghề bền vững là đảm bảo VSATTP gắn với công tác đảm bảo VSMT".
Việc được công nhận làng nghề truyền thống làm miến gạo đã khẳng định vị thế, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Đây là bước tiến mới, là động lực để người làm miến thôn Phú Cường, xã Phú Xuân tiếp tục nỗ lực, thực hiệu hiệu quả các giải pháp làm ra sản phẩm miến gạo ngày càng nâng cao chất lượng, mẫu mã phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng gần - xa./.
Theo: TT VHTT TT&DL huyện Thọ Xuân
Tin khác
Tin nóng
Công khai thủ tục hành chính
SĐT: 02378940118
Email: phanhoaxuanyen@gmail.com