Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
167898

Tuyên truyền Kế hoạch lập hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân

Ngày 28/10/2022 15:00:00

Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân là mỗi người dân được cấp một mã định danh cá nhân trên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử để xem thông tin về sức khỏe của mình qua hệ thống. Các thông tin được bảo mật như tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe và các thông tin khác như: điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã vạch... Các cơ sở khám, chữa bệnh có thể lấy thông tin hành chính, lịch sử bệnh, yếu tố nguy cơ, vùng dịch để tham khảo cho công tác khám chữa bệnh..., giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác. Hệ thống này cũng cảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt quản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng.

        Lợi ích mang lại của hồ sơ sức khỏe cá nhân:
        - Đối với sở Y tế: Nắm rõ thông tin sức khỏe của người dân trong địa bàn tỉnh gồm: Mô hình bệnh, phân bố dân cư. Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
        - Đối với y tế cơ sở: Nắm rõ được thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn; chủ động lên kế hoạch và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, số hóa sổ sách tuyến cơ sở.
        - Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.
        Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn huyện, tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý.
        Với những lợi ích thiết thực trên, Thực hiện Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 04/10/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025; ngày 15/10/2022, UBND xã PHÚ XUÂN đã ban hành kế hoạch về việc  lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử (HSSKĐT) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn xã.
        Mục đích: Giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời; từ đó chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe.
        Cung cấp cho thầy thuốc đầy đủ các thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ; kết hợp với thăm khám, thầy thuốc có đánh giá toàn diện về sức khỏe của người bệnh, giúp phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, giảm chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người dân.
        Đảm bảo liên thông dữ liệu về sức khỏe giữa người dân với các cơ sở y tế thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử.
        Giúp ngành Y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác, kịp thời. Qua đó tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin, giúp việc dự báo, hoạch định chính sách, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
        Yêu cầu: Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp mã định danh y tế duy nhất để theo dõi thông tin về sức khỏe của mình. Phần mềm quản lý hồ sơ hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, cập nhật thường xuyên và kết nối với các phần mềm khác từ hệ thống thông tin chương trình mục tiêu y tế, quản lý bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng, phần mềm khám chữa bệnh, phần mềm quản lý dân cư,…
        Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân:
        Đối với người dân: UBND xã đã triển khai kế hoạch đến các đồng chí trưởng thôn và tiến hành thu thập thông tin theo mẫu phiếu của Bộ y tế đến từng hộ gia đình trên địa bàn xã. Vì vậy UBND xã đề nghị từng cá nhân, hộ gia đình phối hợp với các thôn kê khai thông tin đầy đủ, chính xác, nhanh chóng để việc thiết lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân trên địa bàn được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đề ra.
        Đối với các thôn: Thành lập Tiểu ban chỉ đạo Lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tiến hành phát phiếu thu thập thông tin sức khoẻ cá nhân đến từng người trên địa bàn, tổng hợp và nộp về BCĐ xã đúng thời gian quy định.
        Đối với cán bộ y tế: Xây dựng kế hoạch tổ chức khám khám sàng lọc, nhập dữ liệu hồ sơ sức khỏe cho cá nhân trên địa bàn; Cập nhật các thông tin y tế có sẵn đang được quản lý tại Trạm Y tế xã như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên, quản lý sức khỏe người cao tuổi, quản lý thai nghén, quản lý bệnh không lây nhiễm (Tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư,....) vào Hồ sơ sức khỏe điện tử; Cập nhật thông tin khám bệnh, chữa bệnh vào Hồ sơ sức khỏe điện tử khi người bệnh kết thúc liệu trình khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế từ Trạm Y tế xã trở lên. Rà soát sự kết nối liên thông và chuyển dữ liệu giữa các phần mềm quản lý y tế với Hồ sơ sức khỏe điện tử:
        Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội : Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, đoàn viên, hội viên và toàn thể người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.
        Để thực hiện khai báo Hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân cần cung cấp thông tin cho hồ sơ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình theo mẫu phiếu đã được Ủy ban nhân dân xã cấp đến từng hộ gia đình.
      Với mục tiêu năm 2022 đạt 70% người dân trên địa bàn được thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử và đến năm 2025 100% người dân trên địa bàn xã đều có một Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.
       Nay Ủy ban nhân dân xã PHÚ XUÂN đề nghị người dân tích cực thực hiện khai báo Hồ sơ sức khỏe điện tử vì lợi ích sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.   

Tuyên truyền Kế hoạch lập hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân

Đăng lúc: 28/10/2022 15:00:00 (GMT+7)

Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân là mỗi người dân được cấp một mã định danh cá nhân trên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử để xem thông tin về sức khỏe của mình qua hệ thống. Các thông tin được bảo mật như tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe và các thông tin khác như: điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã vạch... Các cơ sở khám, chữa bệnh có thể lấy thông tin hành chính, lịch sử bệnh, yếu tố nguy cơ, vùng dịch để tham khảo cho công tác khám chữa bệnh..., giúp tiết kiệm thời gian, thống nhất, khoa học và chính xác. Hệ thống này cũng cảnh báo về thông tin y tế quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt quản lý, theo dõi thường xuyên, kịp thời các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với cộng đồng.

        Lợi ích mang lại của hồ sơ sức khỏe cá nhân:
        - Đối với sở Y tế: Nắm rõ thông tin sức khỏe của người dân trong địa bàn tỉnh gồm: Mô hình bệnh, phân bố dân cư. Phát huy vai trò của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
        - Đối với y tế cơ sở: Nắm rõ được thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn; chủ động lên kế hoạch và triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, số hóa sổ sách tuyến cơ sở.
        - Đối với người dân: Chủ động tra cứu, nắm bắt thông tin sức khỏe, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân và người thân; được chăm sóc sức khỏe chủ động từ tuyến cơ sở. Dữ liệu được bảo mật và liên thông trên toàn quốc để tăng hiệu quả việc khám chữa bệnh.
        Do đó, người dân sau này khám bệnh ở đâu trên địa bàn huyện, tỉnh, tiến tới là toàn quốc cũng được cập nhật vào hệ thống, những thông tin cá nhân được bảo mật, bác sĩ mở hồ sơ xem thông tin về sức khỏe khi được người dân đồng ý.
        Với những lợi ích thiết thực trên, Thực hiện Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 04/10/2022 của UBND huyện Thọ Xuân về lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025; ngày 15/10/2022, UBND xã PHÚ XUÂN đã ban hành kế hoạch về việc  lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử (HSSKĐT) giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn xã.
        Mục đích: Giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời; từ đó chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe.
        Cung cấp cho thầy thuốc đầy đủ các thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ; kết hợp với thăm khám, thầy thuốc có đánh giá toàn diện về sức khỏe của người bệnh, giúp phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, giảm chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người dân.
        Đảm bảo liên thông dữ liệu về sức khỏe giữa người dân với các cơ sở y tế thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử.
        Giúp ngành Y tế có được dữ liệu về sức khỏe của người dân đầy đủ, chính xác, kịp thời. Qua đó tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin, giúp việc dự báo, hoạch định chính sách, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
        Yêu cầu: Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân phải đảm bảo tính bảo mật, cá nhân được cấp mã định danh y tế duy nhất để theo dõi thông tin về sức khỏe của mình. Phần mềm quản lý hồ sơ hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo tính liên thông, đồng bộ, cập nhật thường xuyên và kết nối với các phần mềm khác từ hệ thống thông tin chương trình mục tiêu y tế, quản lý bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng, phần mềm khám chữa bệnh, phần mềm quản lý dân cư,…
        Để thực hiện tốt việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân:
        Đối với người dân: UBND xã đã triển khai kế hoạch đến các đồng chí trưởng thôn và tiến hành thu thập thông tin theo mẫu phiếu của Bộ y tế đến từng hộ gia đình trên địa bàn xã. Vì vậy UBND xã đề nghị từng cá nhân, hộ gia đình phối hợp với các thôn kê khai thông tin đầy đủ, chính xác, nhanh chóng để việc thiết lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân trên địa bàn được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đề ra.
        Đối với các thôn: Thành lập Tiểu ban chỉ đạo Lập hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tiến hành phát phiếu thu thập thông tin sức khoẻ cá nhân đến từng người trên địa bàn, tổng hợp và nộp về BCĐ xã đúng thời gian quy định.
        Đối với cán bộ y tế: Xây dựng kế hoạch tổ chức khám khám sàng lọc, nhập dữ liệu hồ sơ sức khỏe cho cá nhân trên địa bàn; Cập nhật các thông tin y tế có sẵn đang được quản lý tại Trạm Y tế xã như: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên, quản lý sức khỏe người cao tuổi, quản lý thai nghén, quản lý bệnh không lây nhiễm (Tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư,....) vào Hồ sơ sức khỏe điện tử; Cập nhật thông tin khám bệnh, chữa bệnh vào Hồ sơ sức khỏe điện tử khi người bệnh kết thúc liệu trình khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế từ Trạm Y tế xã trở lên. Rà soát sự kết nối liên thông và chuyển dữ liệu giữa các phần mềm quản lý y tế với Hồ sơ sức khỏe điện tử:
        Các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội : Gương mẫu tiên phong trong việc khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho bản thân và gia đình; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động cán bộ, công chức viên chức, đoàn viên, hội viên và toàn thể người dân thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân và tuyên truyền lợi ích của việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân.
        Để thực hiện khai báo Hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân cần cung cấp thông tin cho hồ sơ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình theo mẫu phiếu đã được Ủy ban nhân dân xã cấp đến từng hộ gia đình.
      Với mục tiêu năm 2022 đạt 70% người dân trên địa bàn được thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử và đến năm 2025 100% người dân trên địa bàn xã đều có một Hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân.
       Nay Ủy ban nhân dân xã PHÚ XUÂN đề nghị người dân tích cực thực hiện khai báo Hồ sơ sức khỏe điện tử vì lợi ích sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.   
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn 3, Xã Phú Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378940118
Email: phanhoaxuanyen@gmail.com