Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
167898

NHỮNG DẤU MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ PHÚ XUÂN

Ngày 07/07/2020 08:10:00

Xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 01/12/2019 theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Yên và xã Phú Yên thành xã “Phú Xuân”. Xã Phú Xuân trước đây có tên gọi là xã Yên Lãng, là một vùng đất cổ nằm ven bờ tả ngạn Sông Chu, xã Yên Lãng lúc bấy giờ gồm có 4 thôn thuộc tổng Phủ Hà, huyện Thụy Nguyên nay là huyện Thọ Xuân.

 

Người Yên Lãng xưa có truyền thống học hành thi cử, thời Lê đã có nhiều người theo học ở trường của phủ Thiệu Thiên, có 11 người đậu Hương Cống (tức Cử nhân), những người đậu Hương Cống phải qua 4 kỳ thi, trúng kỳ thứ 3 là Tú tài, kỳ thứ 4 là Hương Cống, những người đậu Hương Cống có thể ra làm quan Tri huyện, số người đậu Hương Công ở xã Yên Lãng bằng 1/5 tổng số người thi đỗ của huyện Thụy Nguyên, họ là những trí thức uyên thâm, nếu không ra làm quan thì cũng được phong Hàn lâm tu soạn, quan tại gia, tiếng thơm được hậu thế lưu danh.

Người dân Yên Lãng xưa quanh năm đòn gánh trên vai, có mặt khắp các chợ lớn - nhỏ trong vùng, bán các sản phẩm do mình làm ra, và mua sản phẩm thô về chế biến, Yên Lãng thực sự là một vùng quê trù phú, trên bến dưới thuyền, hằng năm từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau tính theo âm lịch, các Làng lại vang lên tiếng trống ép mật, làm cho cả một vùng quê lại thơm lừng mùi mật.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công - một Nhà nước kiểu mới, nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa ra đời. Từ đây, Chính phủ bỏ cơ cấu hành chính cấp Phủ và Tổng, thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, từ đó Xã Yên Lãng lúc này được đổi tên thành Phú Yên. Xã Phú Yên ra đời dựa trên cơ sở các làng cổ và từ đây tên làng cũng được đặt tên mới, đó là các làng; Tân Lập, Tân Hợp, Tân Thành (sau này đổi thành làng Hợp Thành), Làng Tân Quang sau được đổi thành làng Yên Vinh và Yên Quang, làng Tân Hưng, Phú Cường, Hạnh Phúc cho đến ngày hôm nay.

Ngày 2/9/1948 một sự kiện chính trị lớn đã diễn ra đối với cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Phú Yên đó là chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương xã Phú Yên được thành lập và cũng là chi bộ Đảng đầu tiên của xã Phú Yên, lúc bấy giờ chi bộ gồm có 7 đảng viên do đồng chí Lê Văn Lại làm Bí thư chi bộ, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trong trong lịch sử trưởng thành của Đảng bộ, từ đây xã Phú Yên đã có một chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo mọi phong trào cách mạng ở địa phương.

Đến ngày 03/10/1953 một sự kiện lớn nữa đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của địa phương, thực hiện sắc lệnh của Chính Phủ về việc phân chia lại địa bàn hành chính, lúc này xã Phú Yên lớn lại được chia tách thành hai xã đó là xã Xuân Yên và xã Phú Yên, lúc đó xã Phú Yên gồm có 5 làng đó là; làng Tân Lập, Tân Hợp, Hợp Thành, Yên Vinh và Yên Quang, còn xã Xuân Yên gồm có 3 Làng đó là làng Tân Hưng, Phú Cường và Hạnh Phúc.

Như vậy có thể nói rằng xã Xuân Yên và xã Phú Yên trước đây là một, có cùng một giai đoạn lịch sử phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, chi bộ Đảng và nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn, tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Đến nay thực hiện chủ trương của Đảng nhà nước về việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, đến ngày 01/12/2019 xã Phú Yên và xã Xuân Yên lại được trở về chung một xã mà như trước đây ông cha ta đã dày công vun đắp. và từ đây lại được khoác lên mình một màu áo mới lấy tên là xã Phú Xuân, đây lại là một mốc lịch sử quan trọng không thể nào quên của cán bộ và nhân dân trong xã.

Từ đây Đảng bộ và nhân dân xã Phú Xuân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện nay xã Phú Xuân có 8,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 8.078 nhân khẩu, với 2.197 hộ sinh sống ở 11 thôn, Đảng bộ có 473 đảng viên sinh hoạt ở 19 chi bộ.

Ngay sau khi sáp nhập xã, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn bộ máy và các chức danh chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội đảm bảo theo quy định. Đến nay, Đảng bộ, các chi bộ và toàn hệ thống chính trị từ xã đến thôn đảm bảo ổn định, hoạt động thông suốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết kịp thời nhu cầu của tổ chức và cá nhân theo đúng quy định.

Tuyên truyền và động viên nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển, kinh tế trang trại, gia trại đã có sự chuyển dịch tích cực; Diện tích vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng cao đến nay đạt 639 hacơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng sản xuất, nhiều loại giống lúa cũ được thay bằng giống mới, sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt trên 5.000 tấn.

Cùng với đó, trên địa bàn xã có thể khẳng định các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng như dịch vụ thương mại có bước phát triển khá cao; đến nay trên 20 cơ sở sản xuất gia công nghề mộc, nghề xây dựng có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động, có 5 cơ sở chế biến nông sản từ nông nghiệp, các sản phẩm chè khô, thuốc lào vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, hàng năm có 450-500 tấn lương thực được chế biến trung chuyển ra thị trường và đã có hàng trăm hộ gia đình mua sắm được các phương tiện xe vận tải, xe khách phục vụ cho kinh doanh buôn bán, bên cạnh đó địa phương cũng không ngừng quan tâm tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống như Kẹo Lạc, Miến Gạo… đến nay các sản phẩm truyền thống của địa phương đã có mặt trên khắp các thị trường trong nước, cũng như các nước trong khu vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, phát triển ổn định, Dịch vụ thương mại phát triển ngày càng đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân như; dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ vận tải, thu hút nhiều lao động có việc làm, các cửa hàng kinh doanh tổng hợp trên địa bàn xã ngày một phát triển, đặc biệt trên địa bàn xã có tỉnh lộ 506 chạy qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa trong nhân dân. từ đó đã khăng định được tiềm năng phát triển của xã Phú Xuân trong giai đoạn mới.

Trong thời gian qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM , các công trình trọng điểm như công sở làm việc, nhà văn hóa xã, trạm y tế, trường học, các nhà văn hóa thôn đã được làm mới đảm bảo chuẩn theo NTM, hạ tầng giao thông được làm mới và nâng cấp đưa vào sử dụng đạt hiệu qủa cao. Với phương trâm giáo dục là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa cho sự phát triển, cùng với truyền thống hiếu học của địa phương, xã đã không ngừng quan tâm phát triển công tác giáo dục toàn diện, đến nay quy mô trường, lớp học được điều chỉnh, sắp xếp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia cả 3 cấp học. Các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng Xã hội học tập, Gia đình hiếu học, Quỹ khuyến học dòng họ và Quỹ khuyến học khu dân cư được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tích cực tham gia. Toàn xã hiện nay có 35 chi hội khuyến học ở các thôn, các dòng họ, góp phần khuyến khích, thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục của địa phương lên một tầm cao mới.

Thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh, xã luôn chú trọng xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn, làm chủ; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo; Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục có bước phát triển rõ rệt, từ những kết quả trên, trong năm 2017 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí quốc gia và đã được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM.  

Có thể nói, ngay sau khi sáp nhập xã, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020, cấp ủy, chính quyền từ xã đến các thôn, các cơ quan, đơn vị đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, điều hành kịp thời, hiệu quả, nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai phù hợp với thực tiễn. Đến ngày 13,14/5 vừa qua Đảng bộ xã đã long trọng tổ chức đại hội lần thứ nhất sau khi sáp nhập, đại hội đã tập trung thảo luận, thống nhất đề ra 25 chỉ tiêu và các chương trình trọng tâm cho nhiệm kỳ mới gồm: Phát triển nông nghiệp tập trung tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nâng cao kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đáp ứng tiêu chí xã NTM nâng cao. Tập trung phát triển dịch vụ thương mại chế biến và cung ứng hàng nông sản cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền.

Công tác phát triển doanh nghiệp, Bảo hiểm y tế, thu hút đầu tư; xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn... bước đầu đã phát huy hiệu quả, nhiều mô hình được hình thành, có sức lan tỏa góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững hơn.

20200514_083717.jpg

20200514_161921.jpg

Đại hội Đảng bộ xã Phú Xuân lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Với phương châm hành động: "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển" thời gian tới, Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Phú Xuân tập trung lãnh đạo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển các ngành nghề và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo bước đột phá trong tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp, từng bước áp dụng công nghệ cao; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng thành công xã Nông thôn mới nâng cao trước năm 2025 và từng bước hoàn thiện các tiêu chí xã kiểu mẫu trong thời gian sớm nhất./.

Bài và ảnh: Đỗ Đông Linh - Công chức VHXH

NHỮNG DẤU MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ PHÚ XUÂN

Đăng lúc: 07/07/2020 08:10:00 (GMT+7)

Xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 01/12/2019 theo Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Xuân Yên và xã Phú Yên thành xã “Phú Xuân”. Xã Phú Xuân trước đây có tên gọi là xã Yên Lãng, là một vùng đất cổ nằm ven bờ tả ngạn Sông Chu, xã Yên Lãng lúc bấy giờ gồm có 4 thôn thuộc tổng Phủ Hà, huyện Thụy Nguyên nay là huyện Thọ Xuân.

 

Người Yên Lãng xưa có truyền thống học hành thi cử, thời Lê đã có nhiều người theo học ở trường của phủ Thiệu Thiên, có 11 người đậu Hương Cống (tức Cử nhân), những người đậu Hương Cống phải qua 4 kỳ thi, trúng kỳ thứ 3 là Tú tài, kỳ thứ 4 là Hương Cống, những người đậu Hương Cống có thể ra làm quan Tri huyện, số người đậu Hương Công ở xã Yên Lãng bằng 1/5 tổng số người thi đỗ của huyện Thụy Nguyên, họ là những trí thức uyên thâm, nếu không ra làm quan thì cũng được phong Hàn lâm tu soạn, quan tại gia, tiếng thơm được hậu thế lưu danh.

Người dân Yên Lãng xưa quanh năm đòn gánh trên vai, có mặt khắp các chợ lớn - nhỏ trong vùng, bán các sản phẩm do mình làm ra, và mua sản phẩm thô về chế biến, Yên Lãng thực sự là một vùng quê trù phú, trên bến dưới thuyền, hằng năm từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau tính theo âm lịch, các Làng lại vang lên tiếng trống ép mật, làm cho cả một vùng quê lại thơm lừng mùi mật.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công - một Nhà nước kiểu mới, nước Việt Nam dân chủ cộng Hòa ra đời. Từ đây, Chính phủ bỏ cơ cấu hành chính cấp Phủ và Tổng, thành lập mới đơn vị hành chính cấp xã, từ đó Xã Yên Lãng lúc này được đổi tên thành Phú Yên. Xã Phú Yên ra đời dựa trên cơ sở các làng cổ và từ đây tên làng cũng được đặt tên mới, đó là các làng; Tân Lập, Tân Hợp, Tân Thành (sau này đổi thành làng Hợp Thành), Làng Tân Quang sau được đổi thành làng Yên Vinh và Yên Quang, làng Tân Hưng, Phú Cường, Hạnh Phúc cho đến ngày hôm nay.

Ngày 2/9/1948 một sự kiện chính trị lớn đã diễn ra đối với cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Phú Yên đó là chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương xã Phú Yên được thành lập và cũng là chi bộ Đảng đầu tiên của xã Phú Yên, lúc bấy giờ chi bộ gồm có 7 đảng viên do đồng chí Lê Văn Lại làm Bí thư chi bộ, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trong trong lịch sử trưởng thành của Đảng bộ, từ đây xã Phú Yên đã có một chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo mọi phong trào cách mạng ở địa phương.

Đến ngày 03/10/1953 một sự kiện lớn nữa đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của địa phương, thực hiện sắc lệnh của Chính Phủ về việc phân chia lại địa bàn hành chính, lúc này xã Phú Yên lớn lại được chia tách thành hai xã đó là xã Xuân Yên và xã Phú Yên, lúc đó xã Phú Yên gồm có 5 làng đó là; làng Tân Lập, Tân Hợp, Hợp Thành, Yên Vinh và Yên Quang, còn xã Xuân Yên gồm có 3 Làng đó là làng Tân Hưng, Phú Cường và Hạnh Phúc.

Như vậy có thể nói rằng xã Xuân Yên và xã Phú Yên trước đây là một, có cùng một giai đoạn lịch sử phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, chi bộ Đảng và nhân dân đã vượt qua mọi khó khăn, tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Đến nay thực hiện chủ trương của Đảng nhà nước về việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, đến ngày 01/12/2019 xã Phú Yên và xã Xuân Yên lại được trở về chung một xã mà như trước đây ông cha ta đã dày công vun đắp. và từ đây lại được khoác lên mình một màu áo mới lấy tên là xã Phú Xuân, đây lại là một mốc lịch sử quan trọng không thể nào quên của cán bộ và nhân dân trong xã.

Từ đây Đảng bộ và nhân dân xã Phú Xuân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện nay xã Phú Xuân có 8,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 8.078 nhân khẩu, với 2.197 hộ sinh sống ở 11 thôn, Đảng bộ có 473 đảng viên sinh hoạt ở 19 chi bộ.

Ngay sau khi sáp nhập xã, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn bộ máy và các chức danh chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội đảm bảo theo quy định. Đến nay, Đảng bộ, các chi bộ và toàn hệ thống chính trị từ xã đến thôn đảm bảo ổn định, hoạt động thông suốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết kịp thời nhu cầu của tổ chức và cá nhân theo đúng quy định.

Tuyên truyền và động viên nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển, kinh tế trang trại, gia trại đã có sự chuyển dịch tích cực; Diện tích vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng cao đến nay đạt 639 hacơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng sản xuất, nhiều loại giống lúa cũ được thay bằng giống mới, sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt trên 5.000 tấn.

Cùng với đó, trên địa bàn xã có thể khẳng định các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cũng như dịch vụ thương mại có bước phát triển khá cao; đến nay trên 20 cơ sở sản xuất gia công nghề mộc, nghề xây dựng có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động, có 5 cơ sở chế biến nông sản từ nông nghiệp, các sản phẩm chè khô, thuốc lào vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, hàng năm có 450-500 tấn lương thực được chế biến trung chuyển ra thị trường và đã có hàng trăm hộ gia đình mua sắm được các phương tiện xe vận tải, xe khách phục vụ cho kinh doanh buôn bán, bên cạnh đó địa phương cũng không ngừng quan tâm tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống như Kẹo Lạc, Miến Gạo… đến nay các sản phẩm truyền thống của địa phương đã có mặt trên khắp các thị trường trong nước, cũng như các nước trong khu vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, phát triển ổn định, Dịch vụ thương mại phát triển ngày càng đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân như; dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ vận tải, thu hút nhiều lao động có việc làm, các cửa hàng kinh doanh tổng hợp trên địa bàn xã ngày một phát triển, đặc biệt trên địa bàn xã có tỉnh lộ 506 chạy qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa trong nhân dân. từ đó đã khăng định được tiềm năng phát triển của xã Phú Xuân trong giai đoạn mới.

Trong thời gian qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM , các công trình trọng điểm như công sở làm việc, nhà văn hóa xã, trạm y tế, trường học, các nhà văn hóa thôn đã được làm mới đảm bảo chuẩn theo NTM, hạ tầng giao thông được làm mới và nâng cấp đưa vào sử dụng đạt hiệu qủa cao. Với phương trâm giáo dục là chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa cho sự phát triển, cùng với truyền thống hiếu học của địa phương, xã đã không ngừng quan tâm phát triển công tác giáo dục toàn diện, đến nay quy mô trường, lớp học được điều chỉnh, sắp xếp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia cả 3 cấp học. Các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng Xã hội học tập, Gia đình hiếu học, Quỹ khuyến học dòng họ và Quỹ khuyến học khu dân cư được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tích cực tham gia. Toàn xã hiện nay có 35 chi hội khuyến học ở các thôn, các dòng họ, góp phần khuyến khích, thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục của địa phương lên một tầm cao mới.

Thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh, xã luôn chú trọng xây dựng cơ sở vững mạnh, an toàn, làm chủ; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo; Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục có bước phát triển rõ rệt, từ những kết quả trên, trong năm 2017 xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí quốc gia và đã được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM.  

Có thể nói, ngay sau khi sáp nhập xã, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020, cấp ủy, chính quyền từ xã đến các thôn, các cơ quan, đơn vị đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, điều hành kịp thời, hiệu quả, nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai phù hợp với thực tiễn. Đến ngày 13,14/5 vừa qua Đảng bộ xã đã long trọng tổ chức đại hội lần thứ nhất sau khi sáp nhập, đại hội đã tập trung thảo luận, thống nhất đề ra 25 chỉ tiêu và các chương trình trọng tâm cho nhiệm kỳ mới gồm: Phát triển nông nghiệp tập trung tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nâng cao kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đáp ứng tiêu chí xã NTM nâng cao. Tập trung phát triển dịch vụ thương mại chế biến và cung ứng hàng nông sản cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền.

Công tác phát triển doanh nghiệp, Bảo hiểm y tế, thu hút đầu tư; xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn... bước đầu đã phát huy hiệu quả, nhiều mô hình được hình thành, có sức lan tỏa góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững hơn.

20200514_083717.jpg

20200514_161921.jpg

Đại hội Đảng bộ xã Phú Xuân lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Với phương châm hành động: "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển" thời gian tới, Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Phú Xuân tập trung lãnh đạo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển các ngành nghề và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo bước đột phá trong tích tụ đất đai sản xuất nông nghiệp, từng bước áp dụng công nghệ cao; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng thành công xã Nông thôn mới nâng cao trước năm 2025 và từng bước hoàn thiện các tiêu chí xã kiểu mẫu trong thời gian sớm nhất./.

Bài và ảnh: Đỗ Đông Linh - Công chức VHXH

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn 3, Xã Phú Xuân, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02378940118
Email: phanhoaxuanyen@gmail.com